Vì sao nó có cái tên ấy? đơn giản vì: nó có nhiều màu sắc hòa trộn, để khi cắt ra, miếng rau câu như áng mây quyện áng núi, ẩn hiện trong làn nước trong xanh, vì thế nên mới gọi là rau câu sơn thủy .
Cách làm món rau câu sơn thủy cũng không khó mấy chỉ cần một chút khéo léo và kiên nhẫn. Sau đây là cách làm mà mình sưu tầm được qua website
Nguyên liệu:
• 25 g rau câu bột
• 1.5 lít nước
• 500g đường trắng
• ½ hộp sữa đặc
• 100ml nước cốt dừa
• Nước cốt lá dứa
• 2 thìa nước cà phê thật đậm
• 2 ống vani
• Khuôn đổ rau câu ( tùy ý chọn )
Thực hiện:
Muốn làm được khuôn rau câu sơn thủy phải có từ 4 màu trở lên. Trong công thức này, chúng ta chọn 4 màu: trắng ( nước cốt dừa), xanh (lá dứa), nâu (cà phê) và trắng trong (rau câu nguyên chất).
Cách làm :
- Cho rau câu vào nồi, đổ nước vào, khuấy tan, để khoảng 10 phút cho bột rau câu nở hết. Đặt lên bếp, khuấy trên lửa nhỏ đến khi sôi, cho đường vào, nấu sôi trở lại.
- Chia rau câu làm 4 phần đều nhau, phần trong giữ lại trong nồi, 3 phần kia chia vào 3 cái nồi nhỏ, đặt lên bếp để lửa thật nhỏ, không cần sôi, mục đích chỉ giữ cho rau câu nóng, không đặc lại.
Pha mầu :
• Cho màu xanh lá dứa vào nồi thứ nhất
• Cho cà phê đậm vào nồi thứ nhì
• Cho sữa + nước cốt dừa vào nồi thứ ba
• Nồi còn lại giữ nguyên màu trong của rau câu
• Khi đã hòa tan các màu ở trong nồi, nhấc xuống để hơi ấm ( khỏang 50 độ C là được) .
Đổ rau câu :
• Múc một muỗng rau câu trong cho vào khuôn. Khi thấy lớp rau câu phía trên hơi se mặt (nhưng không đặc) thì bắt đầu đổ lớp vân thủy.
• Lớp vân thủy : Múc một muỗng rau câu màu xanh đổ lên lớp trong, tiếp theo là múc một muỗng màu trắng đục đổ lên, rồi đến một lớp nâu cà phê . Các lớp rau câu này sẽ hơi loang vào nhau .
• Lại đổ một lớp trong lên lớp vân thủy… Đổ tuần tự như thế cho đến hết.
• Nếu rau câu đặc nhanh thì phải làm ấm trở lại, vì khi nguội, rau câu sẽ không quyện vào nhau mà tách thành từng mảng màu khác biệt.
• Nếu đổ khéo, khi cắt ra, miếng rau câu trông rất đẹp.
• Để vào tủ lạnh, có thể dùng được 1 tuần .
Chú ý:
Các màu để dùng đều có thể tự làm.
• Màu đỏ: củ dền, trái gấc
• Màu cam: cà rốt
• Màu xanh : lá dứa, lá bó xôi
• Màu vàng : trái thơm
• Màu xanh lá cây : lá dứa
Sau đây là 1 số mẫu khác cho các bạn tham khảo